Bụng bỗng cồn cào, phát ra tiếng, có thể không phải do đói bụng mà là tín hiệu của 3 bệnh

Trên thực tế, “tiếng ục ục” ở bụng dưới được y học giải thích là hiện tượng nhu động ruột tăng cường, dòng chất lỏng và khí trong đường ruột di chuyển theo đó tạo ra âm thanh. Nhu động ruột tăng cường thường xuất hiện kèm theo cảm giác táo bón và trướng bụng.

Khi thấy xuất hiện triệu chứng “ục ục” ở bụng dưới, nhiều người cho rằng do đói, điều này là không chính xác. Ngoài triệu chứng nhu động ruột còn có triệu chứng táo bón, đầy bụng, có thể loại trừ nguyên nhân đói, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này là rối loạn chức năng đường ruột, viêm dạ dày ruột cấp và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.

1. Rối loạn chức năng đường ruột

Rối loạn chức năng đường ruột là bệnh tiêu hóa rất phổ biến, căn nguyên của bệnh phần lớn liên quan đến chế độ ăn uống.

Nếu chức năng đường ruột bị rối loạn sẽ gây ra triệu chứng nhu động ruột, táo bón, trướng bụng, ngoài ra còn có thể kèm theo những bất thường về tâm lý như mất ngủ, trầm cảm, lo âu.

Rối loạn chức năng đường ruột nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tác hại lớn hơn, để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nên kịp thời đến bệnh viện điều trị, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà có biện pháp điều trị cụ thể.

READ  Nguyên nhân dẫn đến cảm thấy nôn nao dù không uống rượu

Phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hơn là điều trị bằng thuốc, bao gồm thuốc prokinetic, thuốc ức chế axit, thuốc chống co thắt và thuốc chống tiêu chảy.

2. Viêm dạ dày ruột cấp

Tăng nhu động ruột cũng có thể do viêm dạ dày ruột cấp tính, một bệnh viêm cấp tính thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu.

Nó thường lây truyền qua đường phân-miệng. Các biểu hiện lâm sàng khác của viêm dạ dày ruột cấp bao gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn, nhức đầu và sốt.

Viêm dạ dày ruột cấp thông thường có thể tự khỏi khi có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi nhiều hơn, tuy nhiên một số bệnh nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc.

Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn vào các ngày trong tuần, uống nhiều nước, không làm việc quá sức.

3. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng có thể có nhu động ruột tăng động, giai đoạn đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng lâm sàng nhưng giai đoạn giữa có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, trướng bụng, trào ngược axit, mệt mỏi. Điều trị không kịp thời sẽ phát triển thành viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cần chú ý duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh làm việc quá sức, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và dùng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định.

READ  Hoa mắt chóng mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa

Nếu bệnh nhân nhiễm bệnh có các triệu chứng như loét to, chảy máu nhiều lần, thủng dạ dày thì cần phải phẫu thuật để điều trị.

Ai cũng biết bệnh từ miệng mà ra, phần lớn các bệnh này là do chế độ ăn uống của chúng ta gây ra, vì vậy để tránh tình trạng tăng nhu động ruột gây táo bón, trướng bụng, chúng ta cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời cần vận động nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn và ảnh: QQ, Healthline

  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Chóng mặt xoay tròn kèm buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý nào?

    Ngày 22.1, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Tân (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, khai thác bệnh sử,…

    Xử trí cơn chóng mặt cấp

    1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm chóng mặt ngoại biên. Nguyên nhân được cho là do sự hiện…

    You Missed

    Đại sứ quán nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức

    Đau dưới vú bên trái là dấu hiệu bệnh gì? 12 nguyên nhân và điều trị

    Đau dưới vú bên trái là dấu hiệu bệnh gì? 12 nguyên nhân và điều trị

    Top 3 nguyên nhân lớn khiến đầu gối bị thâm là gì? Cách trị đầu gối bị thâm hiệu quả như thế nào?

    13 các kiểu mắt phổ biến và cách xác định dáng mắt dễ dàng

    13 các kiểu mắt phổ biến và cách xác định dáng mắt dễ dàng

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây

    Mì gạo bao nhiêu calo? Ăn mì gạo giúp giảm cân không?