Choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng dậy cảnh báo bệnh gì?

Choáng khi đứng dậy là hiện tượng không hiếm gặp ở nhiều người. Tình trạng này xuất hiện ở mỗi người với tần suất khác nhau, có người chỉ xuất hiện trong giây lát rồi hết nhưng cũng có người bị thường xuyên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Theo lý giải, khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm máu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây.

Choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng dậy cảnh báo bệnh gì? -0

Khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà máu cung cấp cho võng mạc – vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng.

Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, hoặc có thể sẽ tối sầm lại. Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường.

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tình trạng choáng khi đứng dậy nếu xảy ra ở mức độ nặng, kéo dài có thể cảnh báo một trong các bệnh sau:

Hạ huyết áp tư thế

Đây có thể là chứng hạ huyết áp tư thế tức là nó xảy ra khi bỗng nhiên thay đổi tư thế quá đột ngột. Những trường hợp này cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng: hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt… Có những trường hợp bị choáng do hạ huyết áp tư thế trong khoảng vài giây là hết nhưng cũng có trường hợp gây ra ngất xỉu.

READ  Chóng mặt buồn nôn là bị gì? Nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ

Ngồi sai tư thế trong một thời gian dài rất dễ làm cho đốt sống cổ bị thoái hóa. Lúc này, người bệnh sẽ có những cơn đau từ gáy lên đầu hoặc từ cổ đi xuống bả vai. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy choáng khi đứng dậy nhưng càng để lâu thì càng dễ bị gián đoạn lưu thông máu, tê yếu tay.

Choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng dậy cảnh báo bệnh gì? -0

Rối loạn tiền đình

Tiền đình giữ vai trò điều chỉnh khả năng thăng bằng cho cơ thể. Rối loạn tiền đình xảy ra do người bệnh thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Khi bị rối loạn hay tổn thương tiền đình sẽ gây ra mất cân bằng về tư thế từ đó sinh ra choáng. So với người bình thường thì người mắc bệnh lý này có nguy cơ đột quỵ cao hơn rất nhiều.

Thiếu máu

Những người bị thiếu máu nếu đứng dậy quá nhanh và đột ngột rất dễ bị choáng. Bình thường, máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể rồi về trở lại tim. Khi đứng, máu từ chân phải chống lại trọng lực để đi tới tim.

Nếu đang ở tư thế ngồi mà đứng dậy quá nhanh thì tim không thể điều chỉnh được việc bơm máu thêm nên làm cho huyết áp giảm xuống nhanh chóng. Không những thế, lưu lượng máu giảm còn khiến cho não bị thiếu oxy nên chức năng hoạt động suy giảm. Tất cả những điều này rất dễ sinh ra tình trạng choáng, buồn nôn, chóng mặt…

READ  Hướng dẫn cách nấu cháo hải sản giàu dinh dưỡng cho cả gia đình

Bệnh tim mạch

Tất cả các bệnh lý ở tim đều có thể gây ra hiện tượng choáng khi đứng dậy vì nó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và lưu thông máu cho não. Những người này cũng sẽ gặp các triệu chứng khác như: đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, ù tai…

Vấn đề về hô hấp

Rối loạn hô hấp do tắc nghẽn phổi, phù phổi, hen,…có thể gây choáng khi đứng dậy vì lúc ấy cơ thể không được cung cấp đủ oxy và hệ hô hấp hoạt động không tốt.

Lời khuyên từ chuyên gia

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy nếu xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp:

– Lối sống lành mạnh.

– Tránh đột ngột thay đổi tư thế.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê.

– Tránh căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài.

– Đi lại cẩn trọng, tránh mất thăng bằng, té ngã.

– Uống đủ nước, ngủ đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể thao.

– Chế độ dinh dưỡng phù hợp.

– Nên bổ sung nhiều vitamin B6 trong khẩu phần ăn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B6 có trong các thực phẩm như thịt gà, ngũ cốc, cá hồi, thịt heo, ngũ cốc,… có thể cải thiện tình trạng chóng mặt hoa mắt.

  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Chóng mặt xoay tròn kèm buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý nào?

    Ngày 22.1, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Tân (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, khai thác bệnh sử,…

    Xử trí cơn chóng mặt cấp

    1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm chóng mặt ngoại biên. Nguyên nhân được cho là do sự hiện…

    You Missed

    Top 3 nguyên nhân lớn khiến đầu gối bị thâm là gì? Cách trị đầu gối bị thâm hiệu quả như thế nào?

    13 các kiểu mắt phổ biến và cách xác định dáng mắt dễ dàng

    13 các kiểu mắt phổ biến và cách xác định dáng mắt dễ dàng

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây

    Mì gạo bao nhiêu calo? Ăn mì gạo giúp giảm cân không?

    Tham khảo những cách làm hồng vùng kín đơn giản tại nhà

    Tham khảo những cách làm hồng vùng kín đơn giản tại nhà

    Bữa trưa ăn gì tốt nhất? Tham khảo thực đơn bữa trưa giàu protein