Hay bị chóng mặt nên làm gì?

Chóng mặt là tình trạng mất thăng bằng làm cơ thể có cảm giác đang bị xoay vòng vòng và khiến bệnh nhân có nguy cơ té ngã. Chóng mặt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Tình trạng chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi trung niên và người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất. Các nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt bao gồm chóng mặt lành tính, viêm thần kinh tiền đình, bệnh Meniere, Migraine tiền đình. Nhìn chung, chóng mặt được phân chia do 3 nhóm nguyên nhân: Chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương và nguyên nhân phối hợp.

Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên

  • Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính xảy ra khi xuất hiện khi các hạt canxi nhỏ di chuyển lạc chỗ trong các ống bán khuyên của tai trong. Mặc dù chóng mặt kịch phát tư thế lành tính có thể gây khó chịu, nhưng hiếm khi nghiêm trọng, ngoại trừ chấn thương do té ngã. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này là chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn ói.
  • Bệnh Meniere: Đây là tình trạng rối loạn xuất hiện ở tai trong do ứ dịch và thay đổi áp lực trong hệ thống tiền đình, dẫn tới những cơn chóng mặt kèm theo ù tai và giảm thính lực.
  • Viêm thần kinh tiền đình: Bệnh lý viêm dây thần kinh ở tai trong làm cho dây thần kinh tiền đình bị tổn thương sau khi nhiễm virus, từ đó gây chóng mặt dữ dội, liên tục, có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện.
  • U dây thần kinh số VIII: Các triệu chứng ban đầu thường là suy giảm thính giác, cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai.
READ  Bị chóng mặt nên uống gì? 7 loại nước giảm triệu chứng hiệu quả

Nguyên nhân gây chóng mặt trung ương

  • Migraine tiền đình: Bệnh này còn được gọi là đau nửa đầu kèm với triệu chứng chóng mặt. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như hoa mắt, mờ mắt, ù tai, chóng mặt, nhìn một hình thành hai hình, tê buốt da đầu. Trên thế giới tỉ có khoảng 12% dân số mắc bệnh này.
  • Đa xơ cứng: Đây là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống, trong đó chức năng thần kinh bị giảm sút kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Người mắc bệnh đa xơ cứng sẽ có các biểu hiện là hoa mắt, chóng mặt, yếu cơ, mất thăng bằng,nói lắp, chuột rút…
  • Đột quỵ: Triệu chứng phổ biến của đột quỵ là hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, thị lực giảm, cử động khó, khó phát âm, tê cứng bộ phận cơ thể.
  • U não: Các khối u trong não sẽ khiến triệu chứng chóng mặt xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân là do khối u xâm lấn dẫn tới sự phối hợp không đồng bộ với chuyển động của cơ thể, gây gia tăng chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Chóng mặt xoay tròn kèm buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý nào?

    Ngày 22.1, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Tân (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, khai thác bệnh sử,…

    Xử trí cơn chóng mặt cấp

    1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm chóng mặt ngoại biên. Nguyên nhân được cho là do sự hiện…

    You Missed

    TuviGLOBAL – Bài viết hay – Xem tử vi trọn đời cho tuổi Ất Tỵ sinh năm 1965 Nam mạng

    Bướm bay vào nhà may mắn hay xui xẻo cần phải xem các yếu tố này

    Cắt tỉa lông vùng kín có ảnh hưởng gì không?

    Nốt ruồi ở lông mày nói lên điều gì ở người sở hữu chúng

    Nốt ruồi ở lông mày nói lên điều gì ở người sở hữu chúng

    Ăn Chay Ngày Nào Theo Đúng Chuẩn Phật Giáo?

    Nho khô bao nhiêu calo? Cách ăn nho khô giảm cân