Hay bị chóng mặt nên uống gì?

Ở phần trên là thông tin giải đáp chóng mặt nên uống gì, ăn gì để cải thiện triệu chứng bệnh. Trong phần này, người bệnh nên tham khảo những loại thực phẩm cần hạn chế để tình trạng chóng mặt không diễn tiến nguy hiểm hơn. Đó là:

  • Cà phê, rượu bia: Caffeine trong cà phê và cồn trong rượu bia đều là các chất kích thích thần kinh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Ngoài ra, rượu bia và cà phê còn làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch và huyết áp. Hoa mắt chóng mặt chính là một trong những biểu hiện của các bệnh lý trên;
  • Thực phẩm có hàm lượng muối cao: Natri là chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng. Việc tiêu thụ muối quá mức trong một thời gian dài có thể dẫn tới hoa mắt chóng mặt, suy thận, bệnh tim,… Do đó, theo các chuyên gia y tế, mỗi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 2 – 3g muối mỗi ngày. Cần hạn chế những loại thức ăn nhanh như thịt nguội, xúc xúc, khoai tây chiên,… vì chúng có hàm lượng muối cao;
  • Thực phẩm nhiều đường: Tình trạng chóng mặt, hoa mắt có thể xuất phát từ việc bạn tiêu thụ quá nhiều đường. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi ngày phụ nữ chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 muỗng cafe đường, nam giới chỉ nên tiêu thụ tối đa 9 muỗng cafe đường. Để cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể sử dụng các loại sữa ít béo, ít ngọt hoặc ngũ cốc nguyên hạt thay cho việc ăn đồ ngọt;
  • Nicotine: Là thành phần có trong thuốc lá, dễ khiến bạn bị chóng mặt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ và cản trở sự lưu thông máu;
  • Thực phẩm lên men: Các chất hóa học tự nhiên có trong thực phẩm lên men (tyramine) có thể gây đau nửa đầu và triệu chứng chóng mặt;
  • Thực phẩm gây ra cơn đau nửa đầu migraine: Nho, rượu vang, phô mai ủ lâu, quả sung, thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội), chất sulfites có trong tôm và khoai tây chế biến,… cũng làm tăng tình trạng chóng mặt, mệt mỏi;
  • Bột ngọt: Say bột ngọt có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt. Khi hấp thụ một lượng bột ngọt quá lớn hoặc các loại bột ngọt có nhiều tạp chất, cơ thể sẽ phản ứng lại, gây ra triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi. Lúc này, bạn có thể xử trí bằng cách uống 1 ly nước chanh ấm pha với muối, sau đó nằm nghỉ khoảng 15 – 20 phút ở nơi thoáng mát;
READ  Công Thức Pha Chế Trà Sữa Số 1 Cho Kinh Doanh

Chóng mặt nên uống gì? Nước lọc, trà gừng, nước mật ong, nước chanh,… đều có công dụng cải thiện nhanh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị chóng mặt, người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng và lo âu, vận động nhẹ nhàng, giữ tư thế phù hợp khi làm việc, ngủ đủ giấc,… Đồng thời, việc rèn luyện các bài tập xoay vùng đầu, cổ gáy,… cũng giúp phòng ngừa triệu chứng chóng mặt.

  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Chóng mặt xoay tròn kèm buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý nào?

    Ngày 22.1, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Tân (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, khai thác bệnh sử,…

    Xử trí cơn chóng mặt cấp

    1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm chóng mặt ngoại biên. Nguyên nhân được cho là do sự hiện…

    You Missed

    99+ mẫu hình xăm gia đình đẹp và ý nghĩa thể hiện tình cảm

    99+ mẫu hình xăm gia đình đẹp và ý nghĩa thể hiện tình cảm

    Luận giải giấc mơ thấy bồ câu? Con số tài lộc nên đánh với giấc mơ thấy bồ câu

    Bật mí chi tiết cách làm mỡ hành thơm ngon, đúng chuẩn ăn béo ngậy hơn bao giờ hết

    Cách tạo dáng chụp ảnh áo dài nhóm

    Cách tạo dáng chụp ảnh áo dài nhóm

    Tiêm meso giá bao nhiêu và những lợi ích không tưởng khi tiêm meso

    Nam, nữ Quý Sửu 1973 mệnh gì? Hợp màu nào, công việc gì?