Thường xuyên chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Những cơn chóng mặt thường xuyên không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể thường xuyên chóng mặt là bệnh gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao thường xuyên bị chóng mặt.

thường xuyên chóng mặt

Việc nắm được các nguyên nhân gây chóng mặt thường xuyên và cần làm gì khi thường xuyên chóng mặt giúp bạn hạn chế các tai nạn do chóng mặt gây ra.

Thường xuyên chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt là tình trạng bạn bị mất thăng bằng, bạn có thể cảm thấy như bản thân hoặc môi trường xung quanh đang xoay vòng. Tình trạng chóng mặt thường xuyên không phải lúc nào cũng chỉ đến từ một bệnh lý cụ thể, nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ những vấn đề nhỏ nhất như mất nước, đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như rối loạn tiền đình. (1)

Nguyên nhân gây chóng mặt thường xuyên

Để tìm hiểu chóng mặt thường xuyên là bị gì, bạn cần biết có hai loại chóng mặt là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân gây chóng mặt khác nhau.

nguyên nhân chóng mặt thường xuyên
Có hai loại chóng mặt là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương

Chóng mặt ngoại biên còn được gọi là chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên. Tình trạng này thường do sỏi tai lạc chỗ trong các ống bán khuyên trong tai, rối loạn tai trong, tổn thương khi phẫu thuật tai,… (2)

Ngoài ra còn có một dạng chóng mặt khác chính là chóng mặt trung ương, do vấn đề ở não, thường ở thân não hoặc phần sau của não (tiểu não). Chóng mặt trung ương có thể được gây ra bởi:

  • Bệnh mạch máu
  • Thiếu máu não cục bộ
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống co giật, aspirin và rượu
  • Thoái hóa tiểu não
  • Tai biến mạch máu não
  • U não
  • U dây thần kinh VIII
  • Xuất huyết tiểu não

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể khiến bạn dễ bị chóng mặt, chẳng hạn như thiếu máu, huyết áp thấp, bệnh giang mai, nằm trên giường trong một thời gian dài, thở nhanh, căng thẳng quá mức… Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị cũng có thể gây chóng mặt kéo dài cho đến khi ngưng sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng dễ gặp tình trạng thường xuyên chóng mặt trong suốt thai kỳ. Cơn chóng mặt có thể đi kèm với các triệu chứng ốm nghén khác như buồn nôn, nôn ói, đau đầu, chán ăn, rối loạn vị giác,…

Nếu bạn không biết tại sao thường xuyên bị chóng mặt, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Thường xuyên bị chóng mặt có nguy hiểm không?

Thường xuyên bị chóng mặt có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng như hạ huyết áp, thiếu máu, rối loạn tiền đình, rối loạn lo âu, stress, u não,… Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, làm tăng nguy cơ tử vong.

READ  Nhức đầu chóng mặt: Nguyên nhân và cách điều trị

Hơn nữa, việc thường xuyên chóng mặt có thể khiến bạn dễ bị té ngã khi đang di chuyển, không tập trung lái xe hay làm việc và có thể dẫn đến tai nạn giao thông cũng như các tai nạn lao động khác. Do đó, không nên chủ quan nếu thường xuyên bị chóng mặt mà nên sớm thăm khám để có phương hướng điều trị phù hợp. (3)

thường xuyên bị chóng mặt nguy hiểm
Không nên chủ quan nếu thường xuyên chóng mặt

Tình trạng chóng mặt thường xuyên khi nào cần đến bệnh viện khám?

Với trường hợp chóng mặt thường xuyên, dù là những cơn chóng mặt nhẹ, thoáng qua thì bạn cũng nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt, có một số tình huống cụ thể mà bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị: (4)

  • Chóng mặt kèm theo đau ngực hoặc khó thở: Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề tim mạch, chẳng hạn như cơn đau tim.
  • Chóng mặt kèm theo nói lắp bắp, khó hiểu: Nếu tình trạng chóng mặt đi kèm với triệu chứng khó nói, nói lắp bắp hoặc mất khả năng hiểu ngôn ngữ,… thì đây có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ.
  • Chóng mặt nghiêm trọng: Nếu bạn thường xuyên chóng mặt nhưng bỗng dưng cơn chóng mặt đột ngột nghiêm trọng, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được thăm khám, điều trị ngay lập tức.
  • Chóng mặt kèm theo tê, yếu cơ thể: Yếu hoặc tê liệt ở một bên cơ thể cùng với chóng mặt có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác mà bạn không nên chủ quan.
  • Chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội: Một cơn đau đầu dữ dội có kèm theo biểu hiện chóng mặt có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như chảy máu não.
  • Mất ý thức: Nếu bạn bị chóng mặt thường xuyên và dần trở nên mất ý thức hoặc đột ngột mất ý thức trong thời gian ngắn, cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Nhìn chung, nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân chóng mặt thường xuyên hoặc nếu triệu chứng chóng mặt làm bạn lo lắng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt bạn nhé.

Cách chẩn đoán bệnh chóng mặt thường xuyên

Nếu bạn thường xuyên chóng mặt, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi về tình trạng bệnh của bạn. Những câu hỏi thường được hỏi để tìm ra nguyên nhân chóng mặt gồm có:

  • Thời gian và tần suất chóng mặt, bạn đã bị chóng mặt bao nhiêu ngày/tuần/tháng và cơn chóng mặt lặp lại với tần suất như thế nào?
  • Cơn chóng mặt thường diễn ra trong bao lâu?
  • Mức độ nghiêm trọng của cơn chóng mặt ra sao (bạn chỉ bị choáng nhẹ hay cảm thấy đứng không vững hay chóng mặt đến không thể giữ thăng bằng và té ngã)?
  • Trước đây bạn từng bị chóng mặt như vậy bao giờ chưa?
  • Dạo gần đây bạn có đang điều trị bệnh lý hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không?
  • Bạn có đang mang thai không?
  • Tiền sử gia đình bạn có ai từng bị chóng mặt thường xuyên như vậy không?
READ  Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân và cách khắc phục
tình trạng thường xuyên chóng mặt
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi về tình trạng thường xuyên chóng mặt của người bệnh

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như:

  • Xét nghiệm máu
  • Điện não đồ (EEG)
  • Chụp CT não
  • Chọc dịch não tủy
  • Chụp MRI/MRA não

Cách điều trị tình trạng thường xuyên chóng mặt

Một số trường hợp chóng mặt sẽ cải thiện theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người bị bệnh lặp đi lặp lại trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, chẳng hạn như những người mắc bệnh Ménière.

Có những phương pháp điều trị cụ thể cho một số nguyên nhân gây chóng mặt. Tùy theo nguyên nhân chóng mặt của bạn là gì, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn cách điều trị phù hợp với bạn. Một số phương pháp được áp dụng để điều trị cho người bệnh thường xuyên chóng mặt bao gồm: (5)

  • Nghiệm pháp Epley: Nghiệm pháp Epley thường được chỉ định cho những người thường xuyên chóng mặt do chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính.
  • Thuốc: Bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc như prochlorperazine và các loại thuốc kháng histamine để cải thiện tình trạng chóng mặt.
  • Bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình: Các bài tập như bài tập bước đi xoay đầu, bài tập xoay bóng vòng tròn, bài tập nhìn theo mục tiêu,… cũng có thể áp dụng để cải thiện tình trạng chóng mặt và có vấn đề về thăng bằng.
  • Phẫu thuật: Dù trường hợp phẫu thuật khi bị chóng mặt thường xuyên thường ít khi xảy ra nhưng trong một số trường hợp có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng như khối u não hoặc chấn thương cổ gây ra chóng mặt thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật để điều trị bệnh.

Ngoài ra, cần lưu ý khi bị chóng mặt, bạn không nên thay đổi tư thế hoạt động của mình. Nếu đang đi hoặc đứng, cần dừng lại và tìm điểm tựa như dựa vào tường. Tốt nhất nên tìm vị trí để ngồi hoặc nằm, tựa lưng vào điểm tựa êm ái để hạn chế té ngã và chấn thương.

READ  Sau khi nôn nên làm gì để sức khỏe nhanh hồi phục?

Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn nên hạn chế những nơi có ánh sáng mạnh cũng như không cố gắng đọc, nhìn chăm chú bất kỳ vật thể nào. Tuyệt đối không thực hiện các hoạt động nguy hiểm như lái xe, vận hành máy móc hạng nặng và leo núi cho đến 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt, bạn có thể tự mình làm một số việc để giúp giảm triệu chứng này, chẳng hạn như thực hiện các bài tập đơn giản để khắc phục các triệu chứng của bạn. Ngoài ra, người thường xuyên chóng mặt nên kê gối cao khi ngủ và chú ý ngủ với tư thế đầu hơi ngẩng lên, khi ngủ dậy thì không nên ngồi bật dậy mà từ từ ngồi dậy rồi đứng dậy ra khỏi giường. Tốt nhất nên ngồi trên mép giường khoảng một phút trước khi đứng lên.

bị chóng mặt thường xuyên nguy hiểm
Không nên di chuyển, hoạt động đột ngột sau khi vừa thức dậy

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập kích hoạt cơn chóng mặt của bạn để não bạn quen với điều đó và giảm các triệu chứng (chỉ thực hiện những điều này sau khi đảm bảo bạn sẽ không bị ngã và được hỗ trợ nếu cần).

Cách phòng ngừa tình trạng chóng mặt thường xuyên

Không có cách nào để có thể phòng ngừa tình trạng chóng mặt thường xuyên. Tuy nhiên, thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh lý, bạn sẽ có thể sớm phát hiện được những nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây chóng mặt. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn chính xác về phương pháp cải thiện, điều trị các nguyên nhân này để hạn chế triệu chứng chóng mặt.

Để đặt lịch khám, kiểm tra, tư vấn điều trị các bệnh lý thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bị chóng mặt thường xuyên có thể làm chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ tai nạn, té ngã dẫn đến chấn thương và tử vong. Do đó, khi bị chóng mặt thường xuyên, bạn nên sớm đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị. Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh lý thần kinh như chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,… Bạn có thể đặt lịch để được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm tại bệnh viện.

  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Chóng mặt xoay tròn kèm buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý nào?

    Ngày 22.1, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Tân (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, khai thác bệnh sử,…

    Xử trí cơn chóng mặt cấp

    1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm chóng mặt ngoại biên. Nguyên nhân được cho là do sự hiện…

    You Missed

    Điểm danh các kiểu nối mi dày hot nhất hiện nay

    100+ Mẫu ảnh đi biển chụp sau lưng sáng tạo cho nàng tham khảo

    100+ Mẫu ảnh đi biển chụp sau lưng sáng tạo cho nàng tham khảo

    Cắt mí bao lâu hết sưng và khỏi hoàn toàn?

    Cách chữa quầng thâm mắt tại nhà

    Tử vi tuổi Tý năm Giáp Thìn 2024: Công danh sự nghiệp khởi sắc hơn năm ngoái

    Chuối Sấy Bao Nhiêu Calo? Có Giúp Giảm Cân Như Lời Đồn?

    Chuối Sấy Bao Nhiêu Calo? Có Giúp Giảm Cân Như Lời Đồn?