Cách giặt nệm Topper đơn giản mà sạch

Vì được đặt trên nệm ngủ, đệm topper gần như tiếp xúc với tất cả tế bào chết, dầu cơ thể, mồ hôi và các chất bẩn khác, vậy nên cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh chúng. Bạn đã dành thời gian và tiền bạc để lựa chọn một chiếc đệm topper hoàn hảo, đừng làm hỏng nó bằng cách sơ ý trong quá trình vệ sinh. Trong bài viết dưới đây, Ru9 đã tổng hợp hướng dẫn đầy đủ về cách vệ sinh nệm lót topper đúng cách!

1. Lý do cần làm sạch nệm topper thường xuyên

Tấm lót nệm cần được vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên, ngay cả khi chỉ thỉnh thoảng sử dụng. Cơ thể bạn rơi rụng khoảng 30.000 – 50.000 tế bào da chết mỗi giờ. Nếu bạn dành 8 giờ trên giường, thì một phần ba trong số này sẽ đọng lại trên nệm hoặc tấm lót nệm của bạn mỗi đêm.

giặt nệm topper

Nệm topper đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng cần thường xuyên làm sạch để đảm bảo vệ sinh giấc ngủ.

Không chỉ vậy, có hàng tỷ con mạt bụi ẩn náu trong nệm của bạn – chúng không cắn bạn, nhưng có thể ăn các tế bào da của bạn. Dẫn đến dị ứng và gây ra nguy cơ cho sức khỏe của bất kỳ ai bị dị ứng với chúng.

2. Xác định chất liệu sử dụng cho nệm topper

Tấm lót nệm topper nói chung được làm bằng foam hoạt tính, cao su tự nhiên hay các chất liệu tự nhiên như bông, len, lông vũ. Mỗi chất liệu phải được xử lý theo một cách khác nhau, nên điều đầu tiên cần làm là kiểm tra hướng dẫn giặt hoặc vệ sinh của nhà sản xuất. Nếu không tuân thủ, rất có thể làm mất hiệu lực bảo hành đi kèm với topper.

Đơn cử, bạn sẽ dễ dàng giặt các tấm lót nệm bằng len hay các loại vải sợi khác bằng máy giặt, nhưng với foam thì khác. Chất liệu foam không được cho vào máy giặt hay ngâm với nước. Dưới đây là một số mẹo về cách giặt topper mà không làm hỏng chúng cho dù là chất liệu nào.

READ  Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Làm thế nào để giặt nệm topper?

Kiểm tra nệm topper

Lấy đệm topper ra khỏi giường và kiểm tra bề mặt, dễ nhất là đặt nệm trên sàn. Tuy nhiên, hãy cố gắng đặt một tấm bạt hoặc tấm nhựa bên dưới nệm topper và sàn nhà. Quan sát kỹ bất kỳ khu vực nào đặc biệt bị ố.

hướng dẫn vệ sinh topper đúng cách

Trải nệm topper ra để dễ dàng làm sạch cũng như kiểm tra vết bẩn.

Nếu định làm sạch đệm topper ở trên sàn nhà, hãy đảm bảo rằng bạn có hệ thống thông gió tốt, bằng cách mở cửa sổ trước khi bắt đầu để đệm nhanh khô chẳng hạn. Đồng thời, chuẩn bị trước tất cả các thiết bị và vật liệu cần thiết. Bởi vì làm khô một số loại đệm nhanh chóng sau khi giặt là điều cần thiết.

Quy trình giặt toàn bộ nệm topper

Bước 1: Hút sạch bụi bề mặt

Đầu tiên, hút sạch bụi trên cả hai mặt nệm topper. Điều này sẽ loại bỏ hầu hết bụi trên bề mặt: tế bào chết, mạt bụi và các mảnh vụn khác. Tốt nhất nên hút bụi topper bằng dụng cụ hút chân không có lông mềm.

Bước 2: Giặt khô nệm topper

Bạn có thể sử dụng hai phương pháp để giặt khô một chiếc đệm topper, cụ thể:

Cách thứ nhất, sử dụng baking soda (natri bicarbonat) rắc lên bề mặt topper để thấm hết vết bẩn và sau đó dùng máy hút bụi để dọn sạch.

vệ sinh topper

Chỉ nên xịt dung dịch làm sạch lên topper thay vì chà xát lên bề mặt.

READ  Đầy bụng buồn nôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng

Cách thứ hai, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ như loại được thiết kế để giặt quần áo trẻ em. Trộn hai phần nước tẩy với một phần bột giặt rồi cho vào bình xịt. Xịt nhẹ lên bề mặt đệm, hoặc kỹ hơn là làm theo từng phần. Chia bề mặt thành bốn phần và mỗi lần làm sạch một phần tư.

Lưu ý không đổ dung dịch trực tiếp vào nệm, chỉ cần xịt dung dịch này lên và thấm hết nước bằng bọt biển. Bạn có thể nhẹ nhàng chà xát các khu vực ố bẩn đặc biệt nặng bằng bàn chải mịn, sau đó thấm khô.

Bước 4: Làm khô nệm topper

Luôn để topper khô bằng nhiệt độ không khí tự nhiên. Sử dụng máy sấy có thể làm hỏng đặc tính đàn hồi của nệm topper.

Quy trình làm sạch một phần nệm topper

Trong trường hợp không muốn giặt toàn bộ tấm lót nệm topper, mà chỉ làm sạch những khu vực cụ thể có vết bẩn cục bộ. Chẳng hạn như khi con bạn tè dầm, hoặc ai đó đổ đồ ăn thức uống lên giường, bạn không cần phải làm sạch toàn bộ topper, mà chỉ cần làm theo cách sau:

  • Hút bụi khu vực cần làm sạch

Thao tác này sẽ loại bỏ gần như toàn bộ các mảnh vụn khô trên nệm. Trên thực tế, nếu thuận tiện, hãy hút bụi luôn toàn bộ tấm lót nệm để loại bỏ sự tích tụ của tế bào da chết và mạt bụi tồn đọng. Sau đó, bạn có thể giặt khô toàn bộ topper như trên hoặc chỉ làm sạch các khu vực cần thiết.

sử dụng máy hút bụi loại bỏ mạt bụi

Sử dụng máy hút bụi chân không để loại bỏ hoàn toàn các mạt bụi, mảnh vụn,…

  • Tẩy các vết ố bẩn

Xác định khu vực ố bẩn trên nệm topper, rồi dùng nước có pha vài giọt nước giặt hoặc xà phòng lỏng để tẩy sạch. Sau đó, thấm dung dịch vào miếng bọt biển, xoa đều lên vết bẩn rồi thấm khô bằng miếng bọt biển khác hoặc khăn giấy. Nếu không thành công, hãy thử một dung dịch giấm nhưng không chà xát mạnh vì có thể làm hỏng topper.

READ  Chi tiết bài tư vấn

Nếu cả hai gợi ý này đều không hiệu quả, hãy sử dụng hydrogen peroxide. Nhưng phải cẩn thận vì nó có thể hoạt động như một chất tẩy trắng và làm mất màu khu vực này. Sau khi hoàn tất, dùng khăn giấy thấm loại bỏ độ ẩm càng nhiều càng tốt rồi để khô tự nhiên.

Quy trình khử mùi nệm topper

Tấm lót nệm topper của bạn trông có vẻ sạch sẽ nhưng đôi khi sẽ có mùi hôi, khó chịu. Bởi vì cơ thể không chỉ thải ra hàng triệu tế bào da chết, mà còn đổ mồ hôi và thải ra các chất dịch cơ thể khác mỗi đêm.

Để loại bỏ mùi này, hãy lắc đều baking soda (natri bicarbonat) lên nệm topper và để ít nhất 8 giờ – càng lâu càng tốt. Sau đó, hút bụi chân không thật kỹ để loại bỏ baking soda và bay mùi. Nhưng phải lật topper và thực hiện tương tự cho bề mặt nệm lại. Thông thường, bạn có thể sử dụng tấm lót nệm của mình sau 24 giờ khử mùi – nhưng chắc chắn sự khác biệt sẽ khiến bạn không hề thất vọng!

Tóm lại, việc vệ sinh tấm lót nệm topper được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ dàng hơn nhiều so với một tấm lót nệm bị bỏ quên trong một thời gian dài. Nếu bạn quyết định dọn sạch chiếc đệm topper hiện tại của mình, hãy luôn đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trước, sau đó mới làm theo hướng dẫn hữu ích này nhé!

  • Related Posts

    Trị chứng chóng mặt, ăn gì?

    Cháo tiểu mạch, long nhãn: tiểu mạch 50g, táo đỏ 5 quả, long nhãn nhục 15g, đường trắng 20g, gạo nếp 100g. Tất cả vo, rửa sạch, đun tiểu mạch…

    Choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng dậy cảnh báo bệnh gì?

    Choáng khi đứng dậy là hiện tượng không hiếm gặp ở nhiều người. Tình trạng này xuất hiện ở mỗi người với tần suất khác nhau, có người chỉ xuất…

    You Missed

    100+ Hình xăm cá chép: nghệ thuật xăm hình độc đáo 2022

    100+ Hình xăm cá chép: nghệ thuật xăm hình độc đáo 2022

    Trị chứng chóng mặt, ăn gì?

    Những thông tin cần biết khi nổi mụn nước ở vành tai

    Những thông tin cần biết khi nổi mụn nước ở vành tai

    Mắt trái giật nam hên hay xui? Giải đáp điềm báo theo giờ chi tiết

    Mắt trái giật nam hên hay xui? Giải đáp điềm báo theo giờ chi tiết

    Choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng dậy cảnh báo bệnh gì?

    Choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đứng dậy cảnh báo bệnh gì?

    Bánh bao bao nhiêu calo? Cách ăn bánh bao không sợ béo