8 loại thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất, giảm tình trạng nhanh chóng

Chóng mặt là tình trạng phổ biến. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc trị chóng mặt cho người bệnh. Vậy, bị chóng mặt uống thuốc gì hay thuốc chóng mặt gồm những loại nào, cần lưu ý gì khi sử dụng?

thuốc trị chóng mặt

Chóng mặt có thể bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến lối sống, chế độ dinh dưỡng hoặc bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp và có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng các thuốc trị chóng mặt để cải thiện triệu chứng này. Liệu có thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất không? Hay người bị chóng mặt nên uống thuốc gì? Thuốc điều trị chóng mặt gồm những loại nào?

Thuốc chóng mặt là gì?

Thuốc chóng mặt là các loại thuốc chuyên dụng có chứa các thành phần có tác dụng giúp cải thiện tình trạng chóng mặt, choáng váng cho người bệnh. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị chứng chóng mặt. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc trị chóng mặt phù hợp với mục tiêu điều trị hiện tại của người bệnh.

Theo đó, mục tiêu điều trị chứng chóng mặt có thể bao gồm:

  • Điều trị triệu chứng: Tập trung cải thiện, kiểm soát các triệu chứng cấp tính.
  • Điều trị đặc hiệu: Tập trung điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt.
  • Điều trị dự phòng: Mục đích là giảm thiểu nguy cơ tái phát hiện tượng chóng mặt trong tương lai.
chóng mặt uống thuốc gì
Bị chóng mặt uống thuốc gì là câu hỏi chung của nhiều người bệnh

Chóng mặt uống thuốc gì?

Bị chóng mặt nên uống thuốc gì phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh. Lưu ý, việc sử dụng thuốc để điều trị chứng chóng mặt cần có chỉ định từ bác sĩ. Một số nhóm thuốc được bác sĩ kê đơn để hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống lo âu, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc đau đầu…

Nhiều người cho rằng chóng mặt là hiện tượng sinh lý bình thường và không nguy hiểm đến sức khỏe nên có xu hướng tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, thường xuyên bị chóng mặt có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm đang tiềm ẩn trong cơ thể. Vì vậy, để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc “chóng mặt uống thuốc gì?”, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp. Có như vậy, hiệu quả chữa trị sẽ được nâng cao, đồng thời đảm bảo an toàn, tránh được nguy cơ xảy ra các biến chứng do lạm dụng thuốc. (1)

8 loại thuốc trị chóng mặt phổ biến

Tùy từng trường hợp, dưới đây là danh sách 8 loại thuốc chóng mặt có thể được bác sĩ kê đơn trong phác đồ điều trị bệnh:

1. Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin bao gồm các loại thuốc như Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine, Diphenhydramine… Trong đó, Meclizine là loại thuốc kháng Histamin được thường các bác sĩ chỉ định để hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt phổ biến hơn. (2)

Loại thuốc này có tác dụng giúp ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu gây chóng mặt đến não bộ, từ đó hỗ trợ kiểm soát hiện tượng chóng mặt và các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn ói… Tuy nhiên, Meclizine có thể khiến cơ thể không kiểm soát được cơn buồn ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ quên và kém tỉnh táo. Để sử dụng loại thuốc trị chóng mặt này một cách an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.

2. Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic bao gồm các loại thuốc như Glycopyrrolate, Scopolamine, Atropin… Trong đó, Scopolamine là loại thuốc thường có mặt trong đơn thuốc hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn do say tàu, xe, máy bay. (3)

Các loại thuốc kháng cholinergic này có tác dụng ngăn chặn việc vận chuyển acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh) đến hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh phó giao cảm giữ nhiệm vụ kích thích các vấn đề như co bóp cơ trơn, hoạt động của hệ thống tiền đình, tiết đờm và nước dãi. Do đó, sử dụng những loại thuốc trị chóng mặt này có thể làm giảm các triệu chứng như chóng mặt, tiết đờm và nước dãi, buồn nôn, nôn ói…

thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất
Thuốc kháng cholinergic có thể được bác sĩ chỉ định như một loại thuốc trị chóng mặt cho người bệnh

3. Thuốc chống nôn

Chóng mặt và buồn nôn có thể xảy ra cùng nhau do nhiều nguyên nhân. Để hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc chống nôn như Meclizine, Metoclopramide, Promethazine… Những loại thuốc này có thể làm dịu cảm giác buồn nôn bằng cách liên kết với các thụ thể ở trung tâm gây nôn, sau đó ngăn chặn đường truyền tín hiệu kích thích cảm giác buồn nôn đến não. (4)

READ  Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị nhức đầu buồn nôn

4. Thuốc an thần

Những loại thuốc an thần như Diazepam, Seduxen, Ativan… có thể được bác sĩ kê đơn để hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt bắt nguồn từ các vấn đề tâm lý. Mặc dù mỗi loại thuốc an thần có cơ chế hoạt động khác nhau, mục đích chính là kích thích acid gamma-aminobutyric (GABA, một chất dẫn truyền thần kinh) trong cơ thể gia tăng giúp hệ thần kinh trung ương được thư giãn.

Cụ thể, các thuốc an thần tác động đến GABA, từ đó khiến cho hệ thần kinh giảm hoạt động đáng kể. Nhờ đó, các phản ứng quá mức gây chóng mặt ở hệ thần kinh được cải thiện.

5. Thuốc chẹn Ca

Trong một số trường hợp, để tối ưu hiệu quả cải thiện chứng chóng mặt, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chẹn Ca (hay thuốc chẹn kênh canxi) như Cinnarizine, Flunarizine, Verapamil… Thuốc trị chóng mặt này được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt bằng cách:

  • Giúp làm giảm tình trạng co thắt mạch.
  • Bình thường hóa độ nhớt của máu.
  • Cải thiện lưu thông máu đến não và tai trong.
  • Bảo vệ và hỗ trợ phục hồi các tế bào thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương do thiếu máu cục bộ.
  • Tăng tốc độ phục hồi chức năng của hệ thống tiền đình.
  • Ức chế các phản ứng trầm cảm để chúng không lây lan đến vỏ não.
uống thuốc chóng mặt
Thuốc chẹn Ca là thuốc trị chóng mặt có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh

6. Thuốc lợi tiểu

Để kiểm soát triệu chứng chóng mặt ở người mắc bệnh Ménière, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc lợi tiểu. Người mắc bệnh Ménière có thể bị mất thính lực, ù tai và chóng mặt. Các thuốc lợi tiểu như Hydrochlorothiazid, Furosemid… có tác dụng giúp thoát dịch ở tai trong. Từ đó hỗ trợ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Ménière, trong đó có tình trạng chóng mặt.

7. Thuốc Corticoid

Các loại thuốc Corticoid như Deltasone, Prednisone Intensol, Decadron, Solurex… có thể được bác sĩ kê đơn như một thuốc chóng mặt để hỗ trợ cải thiện triệu chứng này ở người bệnh bị rối loạn tai trong (bao gồm viêm tai trong). Thuốc Corticoid có tác động làm giảm các phản ứng viêm gây ra triệu chứng chóng mặt trong cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc nhóm Corticoid này để giúp kiểm soát triệu chứng chóng mặt ở người mắc bệnh viêm dây thần kinh tiền đình và bệnh Meniere.

8. Acetyl-leucine

Acetyl-leucine là loại thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần (là thuốc ức chế hoặc kích thích thần kinh) có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng chóng mặt. Thuốc trị chóng mặt này được bào chế ở hai dạng là viên nén và dung dịch tiêm.

Tác dụng chữa trị chứng chóng mặt của thuốc Acetyl-leucine có liên quan đến khả năng làm thay đổi điện thế ở quá trình khử cực của tế bào thần kinh. Nhờ vậy, sử dụng loại thuốc này có thể làm giảm sự mất cân bằng và kiểm soát những biểu hiện thần kinh tự chủ liên quan đến các cơn chóng mặt cấp tính.

uống thuốc trị chóng mặt
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giúp cải thiện máu não như một thuốc trị chóng mặt

Chóng mặt uống thuốc gì? Để hỗ trợ gia tăng tuần hoàn máu não, chống gốc tự do, cải thiện đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm có chứa tinh chất từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả).

Các dưỡng chất từ bộ đôi quả này được chứng minh có thể giúp tăng tuần hoàn máu não, cải thiện chức năng và dẫn truyền thần kinh, từ đó hỗ trợ giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng thần kinh khác như đau đầu, suy giảm trí nhớ…

Tác dụng phụ của thuốc trị chóng mặt

Với đơn thuốc phù hợp được bác sĩ chỉ định, việc sử dụng thuốc trị chóng mặt được xem là an toàn với sức khỏe của người bệnh. Một số người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, loại thuốc và liều lượng sử dụng. Mỗi loại thuốc chóng mặt có nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Tác dụng phụ của thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc kháng Histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng quá liều như tiêu chảy, phát ban, rối loạn giấc ngủ, ảo giác, co giật hoặc các phản ứng quá mẫn khác.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic: Buồn ngủ, khô miệng, táo bón, giảm thị lực, giảm bài tiết mồ hôi và nước bọt, đột ngột tăng nhiệt độ cơ thể… là những tác dụng phụ có thể xảy ra nếu bạn sử dụng thuốc kháng cholinergic chưa đúng chỉ định hoặc không phù hợp với thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ của thuốc an thần: Với tác động kích thích hệ thần kinh trung ương, nếu lạm dụng các loại thuốc an thần có thể gây ra một số tác dụng phụ như phản xạ suy yếu, hơi thở kém, suy giảm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ và thị giác…
  • Tác dụng phụ của thuốc chẹn Ca: Các phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc chẹn Ca chưa đúng cách bao gồm hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, phát ban trên da, rối loạn tiêu hóa, phù ngoại vi (sưng bàn chân, cẳng chân…), khô miệng…
  • Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu: Với cơ chế tác động lên thận, hỗ trợ thành động mạch gia tăng hiệu suất co giãn thì việc sử dụng thuốc lợi tiểu quá mức có thể dẫn đến các tác dụng phụ như rối loạn cân bằng nước – điện giải, tăng lượng đường huyết, tăng nồng độ acid uric máu…
  • Tác dụng phụ của thuốc Corticoid: Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu lạm dụng, chẳng hạn như tăng nhãn áp, phù nề, tăng huyết áp, mê sảng, suy giảm trí nhớ, tăng cân bất thường…
  • Tác dụng phụ của thuốc Acetyl-leucine: Mặc dù tương đối hiếm gặp, nếu sử dụng chưa đúng liều lượng chỉ định thì thuốc Acetyl-leucine có thể gây ra hiện tượng phát bạn hoặc nổi mề đay trên da.
READ  22 dấu hiệu mang thai (có bầu) sớm sau 1 tuần đầu quan hệ cần biết
chỉ định uống thuốc chóng mặt
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc trị chóng mặt từ bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ

Lưu ý khi dùng viên uống trị chóng mặt

Nhiều người có thói quen tự ý dùng các loại viên uống được quảng cáo là “thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất”. Điều này có thể tiềm ẩn hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là trong trường hợp triệu chứng chóng mặt có thể bắt nguồn từ các vấn đề hay bệnh lý thần kinh nghiêm trọng.

Việc tự ý sử dụng các thuốc trị chóng mặt khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, làm suy giảm chức năng hoạt động của cơ quan nội tạng… Để cải thiện chứng chóng mặt một cách an toàn, hiệu quả, người bệnh nên sớm đến chuyên khoa thần kinh thăm khám. Từ đó, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cách làm giảm tình trạng chóng mặt không dùng thuốc

Bên cạnh đi khám và lưu ý khi sử dụng thuốc trị chóng mặt, người bệnh nên tìm hiểu thêm về cách giúp giảm triệu chứng này mà không cần dùng thuốc. Cơn chóng mặt kịch phát có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh lối sống và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số cách giúp bạn duy trì thói quen sống và chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện chứng chóng mặt cũng như các hậu quả xấu khác.

Duy trì lối sống khoa học:

  • Tránh sử dụng thuốc lá, thực phẩm chứa cồn và các chất kích thích.
  • Tạo thói quen rèn luyện thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày với tần suất khoảng 3 lần/tuần.
  • Tránh thay đổi tư thế hoạt động một cách đột ngột.
  • Thiết lập thời gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp để duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Tránh xa các tác nhân tiêu cực như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, phim ảnh có yếu tố kinh dị hoặc đau buồn…
  • Chú trọng đến chất lượng giấc ngủ, nên ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
  • Người thường xuyên bị chóng mặt cần quan tâm đến vấn đề phòng tránh té ngã để hạn chế tối đa nguy cơ va chạm gây chấn thương cơ thể, đặc biệt là vùng đầu.
  • Hạn chế/không điều khiển phương tiện giao thông hoặc máy móc có động cơ nếu nhận thấy bản thân thường xuyên bị chóng mặt.
READ  Các cách trị đầy bụng khó tiêu tại nhà

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học:

  • Duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Lưu ý, nên chia nhỏ lượng nước cho mỗi lần uống.
  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa tự nhiên, chất đạm, chất béo tốt và tinh bột chuyển hóa chậm. Đơn cử như ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, hạt diêm mạch, gạo lứt…); rau, củ (bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, khoai lang…), các loại hạt (hạt sen, hạt điều, hạt chia…), hoa quả (quả mọng, mâm xôi, táo…); thịt nạc (thịt bò, thịt gà, thịt lợn…), các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ…).
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất phụ gia; thực phẩm giàu chất béo xấu; thực phẩm chứa tinh bột chuyển hóa nhanh; thực phẩm chứa các chất gây viêm như (gluten, chất tạo ngọt nhân tạo, chất bảo quản…). Đơn cử như xúc xích, bánh ngọt, khoai tây chiên, nước ngọt có gas, thức ăn và đồ uống chứa cồn…
  • Bổ sung các hoạt chất tăng cường tuần hoàn máu não thiên nhiên như từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả). Ngoài tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, bộ đôi hoạt chất này còn có khả năng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Bổ sung các hoạt chất từ Blueberry và Ginkgo Biloba có thể giúp bảo vệ sức khỏe trí não, từ đó hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
phòng ngừa chóng mặt ngoài uống thuốc
Xây dựng lối sống khoa học để duy trì sức khỏe tốt, giúp cải thiện chứng chóng mặt hiệu quả

Câu hỏi thường gặp về vấn đề sử dụng thuốc trị chóng mặt

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp liên quan đến câu hỏi chóng mặt uống thuốc gì hay sử dụng thuốc điều trị chóng mặt như thế nào?

1. Mang thai có được uống thuốc chóng mặt không?

Để hạn chế nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé, phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng thuốc trị chóng mặt khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Vì vậy, khi bị chóng mặt, mẹ bầu cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có giải pháp cải thiện phù hợp.

Chóng mặt là hiện tượng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai vì đối tượng này dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, ốm nghén. Bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu bổ sung chất sắt bằng đường uống kết hợp với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt.

2. Trẻ em có thể uống thuốc chóng mặt không?

Trẻ em có thể bị chóng mặt do các nguyên nhân như vận động quá mức, thiếu dinh dưỡng, thức khuya… Để cải thiện tình trạng này, bố mẹ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, không loại trừ hiện tượng chóng mặt ở trẻ xảy ra do các bệnh lý trong cơ thể. Do đó, để kiểm soát chứng chóng mặt ở trẻ em an toàn, hiệu quả thì phụ huynh cần sớm đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp.

3. Tình trạng chóng mặt khi nào cần đến bệnh viện khám?

Tình trạng chóng mặt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, ngay khi cảm thấy bản thân bị chóng mặt một cách đột ngột với tần suất thường xuyên và kèm theo các triệu chứng như tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, nôn ói, co giật, suy giảm thị lực và thính lực, lú lẫn…, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chữa trị kịp thời.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hi vọng những thông tin cơ bản trong bài viết này đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “bị chóng mặt nên uống thuốc gì?”. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về thuốc trị chóng mặt hay thuốc chóng mặt, liều lượng và cách sử dụng ra sao thì nên đi khám, liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Chóng mặt xoay tròn kèm buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý nào?

    Ngày 22.1, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Tân (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, khai thác bệnh sử,…

    Xử trí cơn chóng mặt cấp

    1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm chóng mặt ngoại biên. Nguyên nhân được cho là do sự hiện…

    You Missed

    Chuối Sấy Bao Nhiêu Calo? Có Giúp Giảm Cân Như Lời Đồn?

    Chuối Sấy Bao Nhiêu Calo? Có Giúp Giảm Cân Như Lời Đồn?

    Đại sứ quán nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức

    Đau dưới vú bên trái là dấu hiệu bệnh gì? 12 nguyên nhân và điều trị

    Đau dưới vú bên trái là dấu hiệu bệnh gì? 12 nguyên nhân và điều trị

    Top 3 nguyên nhân lớn khiến đầu gối bị thâm là gì? Cách trị đầu gối bị thâm hiệu quả như thế nào?

    13 các kiểu mắt phổ biến và cách xác định dáng mắt dễ dàng

    13 các kiểu mắt phổ biến và cách xác định dáng mắt dễ dàng

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây