Làm gì khi thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn?

Chóng mặt mệt mỏi là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau, thay đổi từ nhẹ đến nặng. Để dễ tiếp cận, nguyên nhân của chóng mặt, buồn nôn được chia làm hai nhóm lớn: Chóng mặt nguyên nhân ngoại biên và chóng mặt nguyên nhân trung ương.

2.1 Chóng mặt nguyên nhân ngoại biên

Những bệnh lý gây nên triệu chứng chóng mặt trong nhóm này có nguồn gốc từ các dây thần kinh hoặc các cơ quan khác không liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Một số bệnh lý thường gặp là:

  • Bệnh chóng mặt kịch phát lành tính: Đây là nguyên nhân gây chóng mặt thường gặp nhất, chiếm khoảng 30%, phổ biến trong độ tuổi từ 50 đến 70. Tần suất mắc bệnh của nữ giới gấp hai lần nam giới. Bệnh không khó để chẩn đoán khi dựa vào các triệu chứng lâm sàng, không cần thiết phải sử dụng đến các phương tiện cận lâm sàng ở các trường hợp điển hình. Bệnh nhân phải trải qua các đợt chóng mặt buồn nôn lặp lại nhiều lần, hay xuất hiện khi thay đổi tư thế đầu. Mỗi đợt chóng mặt thường kéo dài không quá một phút và kèm theo buồn nôn và mệt mỏi. Nguyên nhân gây chóng mặt kịch phát lành tính liên quan đến bất thường ở ống tai trong, sau một chấn thương đầu hoặc đơn giản thường thấy ở người lớn tuổi mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Cơ chế bên dưới giải thích bệnh được công nhận nhiều nhất là sự lắng đọng các tinh thể canxi tạo nên các viên sỏi nhỏ di chuyển theo chất dịch trong các ống bán khuyên của tai trong. Đây là một dạng rối loạn thăng bằng cùng với viêm mê cung và bệnh Meniere.
  • Chóng mặt do viêm dây thần kinh sọ não số VIII: Đây là dây thần kinh tiền đình, đóng góp nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể. Viêm dây thần kinh tiền đình do các tác nhân nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là virus herpes zoster gây bệnh zona, quai bị. Tác nhân nhiễm khuẩn gây liệt và làm mất chức năng của dây thần kinh, khiến bệnh nhân cảm thấy ù tai, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi nhưng không ảnh hưởng đến thính giác. Triệu chứng thường kéo dài, có khi đến vài tháng, tuy nhiên đôi khi không cần điều trị. Cơ thể tự hồi phục nhờ vào sự tự điều hòa của hệ thần kinh trung ương.
  • Thuốc: Ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn là những tác dụng không mong muốn của một số nhóm thuốc như gentamycin, streptomycin, furosemid, codein, omeprazole, … Vì thế bác sĩ cần cân nhắc và thông tin cho bệnh nhân khi chỉ định sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt là những nhóm đối tượng nhạy cảm như người vận hành máy móc hoặc lái tàu xe.
  • Một số nguyên nhân khác như: Viêm tai giữa, chấn thương tiền đình ốc tai, u dây thần kinh, chấn thương cột sống cổ, say tàu xe, …
READ  Những điều bạn cần biết về nôn ra dịch mật

2.2 Chóng mặt nguyên nhân trung ương

Chóng mặt buồn nôn trong nhóm này có nguyên nhân liên quan đến hệ thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống bao gồm thiếu máu não thoáng qua, hạ huyết áp theo tư thế, u tiểu não, nhồi máu tiểu não, đau đầu vận mạch, parkinson, xơ cứng rải rác, …

  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Chóng mặt xoay tròn kèm buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý nào?

    Ngày 22.1, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Tân (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, khai thác bệnh sử,…

    Xử trí cơn chóng mặt cấp

    1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm chóng mặt ngoại biên. Nguyên nhân được cho là do sự hiện…

    You Missed

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây

    Sáng nào cũng ăn xôi có mập không? Thực hư sẽ được bật mí tại đây

    Mì gạo bao nhiêu calo? Ăn mì gạo giúp giảm cân không?

    Tham khảo những cách làm hồng vùng kín đơn giản tại nhà

    Tham khảo những cách làm hồng vùng kín đơn giản tại nhà

    Bữa trưa ăn gì tốt nhất? Tham khảo thực đơn bữa trưa giàu protein

    Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 24/9: Kim Ngưu cố chấp, Sư Tử chậm trễ

    Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 24/9: Kim Ngưu cố chấp, Sư Tử chậm trễ

    TuviGLOBAL – Bài viết hay – Xem tử vi trọn đời cho tuổi Ất Tỵ sinh năm 1965 Nam mạng