[GIẢI ĐÁP] Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?

Rau ngót trở nên quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày của đại đa số gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau ngót có tác dụng gì và những tác hại nếu như ăn rau ngót không đúng cách. Vậy nên, trong bài viết dưới đây Pharmacity sẽ giải đáp chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về loại rau này nhé.

Giá trị dinh dưỡng có trong rau ngót

Rau ngót vẫn luôn là một loại rau hết sức phổ biến trong các mâm cơm hàng ngày. Loại rau này rất dễ trồng, có thể sinh sống một cách dễ dàng ở khắp mọi nơi như trong vườn, quanh ao hồ, dọc các bờ rào, lối đi…và rất thích hợp để tận dụng khoảng đất trống.

Rau ngót có chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin K, vitamin C, chất xơ, folate (axit folic) và kali và sắt. Hơn nữa, trong rau ngót có chứa ít calo hay cholesterol, nhưng lại dồi dào chất đạm.

Cụ thể, trong 100g rau ngót sẽ cung cấp các dưỡng chất sau:

  • Protein: 5,3g
  • Canxi: 169 mg
  • Tinh bột: 3,4g
  • Phốt pho: 64,5mg
  • Sắt: 2,7mg
  • Carotin: 6mcg
  • Vitamin B1: 100mcg
  • Vitamin B2: 400mcg
  • Vitamin C: 185mg
  • Vitamin PP: 2,2g

height=

Trong rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Rau ngót có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, việc ăn rau ngót thường mang nhiều lợi ích sức khỏe như:

Giúp thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót không chỉ mang lại một món canh ngon, ngọt mà chúng còn có khả năng thanh nhiệt khá tốt, giúp thanh lọc, giải độc và lợi tiểu cho cơ thể. Trong Đông y, rau ngót còn được xem là thành thần thuốc giúp chữa chảy máu cam hiệu quả.

height=

Ăn rau bồ ngót giúp thanh nhiệt, giải độc tốt

Giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, làm sạch và tống xuất sản dịch nhanh chóng

Một tác dụng khác của rau ngót đó chính là giúp cho phụ nữ sau sinh thêm lợi sữa, làm sạch và đào thải sản dịch còn ứ đọng thoát ra khỏi tử cung hiệu quả. Vậy nên, bữa cơm ở cữ của mẹ sau sinh thường bổ sung thêm rau ngót.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng bà mẹ đang nuôi con bú

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Trong lá rau ngót có chứa một hàm lượng Polyphenol và Flavonoid khá dồi dào. Đây đều là những chất có khả năng giúp làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 khá tốt.

READ  Những cô gái có bộ ngực to nhất thế giới

Đồng thời, hợp chất Flavonoid còn hỗ trợ giúp cơ thể phòng tránh sự tích tụ của chất béo, còn Polyphenol giúp giảm thiểu quá trình sản sinh tế bào tăng sinh chất béo, tăng phân giải và tăng khả năng oxy hoá các axit béo tốt hơn.

Ngoài ra, chất insulin trong rau ngót có công hiệu điều hòa lượng đường để hỗ trợ tối đa trong việc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

height=

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả với rau ngót

Giúp hỗ trợ ổn định huyết áp

Chất Papaverin chống co thắt cơ trơn chiết xuất trong rau ngót có tác dụng làm giãn mạch máu hiệu quả. Nếu như chúng ta thường xuyên bổ sung rau ngót trong các bữa ăn hằng ngày thì có thể giúp cho người bệnh bị cao huyết áp được cải thiện một cách đáng kể.

Ngoài ra, những người mắc phải các bệnh như nghẽn mạch tắc mạch và xơ vữa động mạch khi hấp thụ rau ngót sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình điều trị bệnh.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong rau ngót chính là một thành phần dinh dưỡng hết sức hữu ích cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, giúp cơ thể tăng khả năng phòng ngừa những tác nhân gây hại cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng do virus gây ra.

height=

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm khi ăn rau bồ ngót

Hỗ trợ cải thiện đời sống tình dục

Qua nghiên cứu cho thấy, rau ngót có chứa hợp chất phytochemical, sterol được xác định là giúp làm tăng khả năng ham muốn tình dục, cải thiện (chất lượng, số lượng) tinh trùng và điều hòa rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới.

Hạn chế tình trạng béo phì

Trong rau ngót chứa hàm lượng thành phần tự nhiên như flavonoid, chất xơ có hàm lượng cao nhưng lượng chất béo khá ít ỏi. Cho nên, khi ăn rau ngót sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, bớt thèm ăn, ngăn ngừa sự thừa cân gây béo phì.

Bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về mắt

Hàm lượng β-caroten là tiền chất của vitamin A có trong rau ngót sẽ giúp cải thiện các vấn đề về mắt, hỗ trợ điều trị bệnh cận thị, loạn thị trả lại cho bạn một đôi mắt sáng khỏe.

READ  Hướng dẫn cách làm trắng răng bằng than hoạt tính

height=

Bảo vệ sức khỏe đôi mắt khi ăn canh rau ngót

Bổ sung chất chống oxy hóa

Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, thế nên rau ngót còn có khả năng bảo vệ các tế bào tránh khỏi sự tổn thương, viêm do các gốc tự do gây ra.

Tăng khả năng hồi phục vết thương

Với lượng vitamin C lớn trong rau ngót sẽ giúp tăng tốc hình thành collagen- là một loại protein vô cùng cần thiết trong quá trình khôi phục các vết thương trên da, để nhanh chóng làm dịu và khôi phục vết thương.

height=

Phục hồi vết thương nhanh chóng khi ăn rau ngót

Ăn rau ngót mỗi ngày có tốt không?

Dù mang đến rất nhiều tác dụng hữu ích, thế nhưng nếu như trong quá trình sử dụng mà không đúng liều lượng, chế biến đúng cách thì hầu như sẽ không mang lại lợi ích như mong đợi.

Vậy nên, mỗi ngày nếu hấp thụ một lượng lớn rau ngót sẽ có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, suy giảm chức năng phổi, chán ăn tệ hơn là gây cản trở khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.

Theo khuyến cáo, cơ thể chỉ nên hấp thụ khoảng 50gr/ngày và không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Tốt nhất là hãy kết hợp cùng nhiều loại rau củ khác để cung cấp đầy đủ thực chất cần thiết.

Đặc biệt, mặc dù rau ngót giúp kích thích tuyến sữa của các mẹ bầu sau sinh nhưng nếu quá lạm dụng cũng sẽ dễ mắc phải những tác dụng phụ như mất ngủ, ngộ độc, chán ăn,… cho nên tối đa các mẹ bầu chỉ nên dùng 50gr/lần và không được dùng mỗi ngày.

height=

Ăn rau ngót tốt nhưng không nên quá lạm dụng

Một số câu hỏi thường gặp về rau ngót

Ai không nên ăn nhiều rau ngót?

  • Phụ nữ đang mang thai: Chất papaverin trong rau ngót có thể gây ra tình trạng co thắt tử cung, không tốt cho thai nhi, đặc biệt là khi dùng trong 3 tháng đầu.
  • Người kén ăn, người cao tuổi, khó ngủ: khi ăn rau ngót có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như chán ăn, khó thở, khó ngủ nên sẽ không tốt dùng cho người lớn, nhất là người có thể trạng yếu, khó ngủ, kén ăn, không thể ngủ sâu giấc.
  • Người còi xương, gầy yếu, loãng xương: Chất glucocorticoid – là một chất thường gây cản trở khả năng hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể.
READ  Rửa mặt bằng kem đánh răng có tốt không?

Bầu ăn rau ngót được không?

Theo kiến nghị, đối với các bà mẹ mang thai thì chỉ nên hấp thụ 30 gram rau ngót mỗi ngày để đảm bảo an toàn. Nhưng đặc biệt phải hạn chế dùng trong 3 tháng đầu.

Có những lưu ý gì khi ăn rau ngót?

  • Nên ưu tiên dùng những bó rau ngót lá mỏng, cọng rau cứng cáp và không nên ăn lá rau ngót dày, cọng bị ỉu. Đồng thời, nếu có những lá rau xoăn bất thường thì có khả năng đó là sự dư thừa thuốc bảo vệ thực vật đọng lại.
  • Trước khi chế biến các món ăn từ rau ngót thì bạn nên sửa sạch hoặc ngầm khoảng 10-15 phút trong nước muối loãng.
  • Để bảo lưu tối đa các dược chất trong rau ngót thì tránh việc vò quá nát mỗi khi chế biến.
  • Ở miền Bắc, vì sẽ có một số loại rau chỉ có theo mùa, nên để bảo vệ sức khỏe thì chúng ta nên hạn chế ăn những loại rau đó vì chúng thường được bơm các loại thuốc kích thích tăng trưởng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của rau ngót đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để phát huy tốt những công dụng này thì mọi người cần dùng đủ, dùng đúng để không gây phản tác dụng nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

Ngải cứu có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời từ việc sử dụng ngải cứu có thể bạn chưa biết!

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của cây sâm đất với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết

9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày

10 lợi ích khi ăn rau muống nếu biết bạn sẽ muốn ăn mỗi ngày

  • Le Huong Lan

    Related Posts

    Xôn xao mặt trăng đỏ như máu ở Việt Nam dù không phải nguyệt thực: Vì sao?

    Theo đó mới đây, nhiều tài khoản mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh của trăng tròn cuối tháng 4 có màu đỏ rực như máu. Kèm theo…

    100+ Mẫu hình xăm chữ nam 2024

    Hình xăm chữ không chỉ đa dạng về hình thức mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Những người con trai sâu sắc luôn lựa chọn hình xăm…

    You Missed

    Thiết kế bể cá hợp phong thủy cho người mệnh Kim

    Thiết kế bể cá hợp phong thủy cho người mệnh Kim

    Xôn xao mặt trăng đỏ như máu ở Việt Nam dù không phải nguyệt thực: Vì sao?

    Nam, nữ sinh năm 2000 mệnh gì? Người sinh năm 2000 nên mua điện thoại màu gì để tăng thêm may mắn?

    Review pate Cột Đèn Hải Phòng và 12 địa chỉ bán ngon đúng điệu

    Bật mí cách bật chế độ chuyên nghiệp trên Facebook giúp xây dựng trang cá nhân hoàn hảo hơn

    100+ Mẫu hình xăm chữ nam 2024

    100+ Mẫu hình xăm chữ nam 2024