Đường ống nói chung, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn gas, hệ thống đường ống cứu hỏa, hệ thống đường ống luồn dây điện bằng thép,.. nói riêng là hệ thống đường ống không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng hiện nay.
Để có thể lắp đặt một hệ thống đường ống trong công trình thì trước tiên cần phải thiết kế một sơ đồ đường ống biểu diễn vị trí bố trí các thiết bị trên mặt bằng công trình cùng toàn bộ đường đi, ý đồ lắp đặt của kỹ sư thiết kế.
Có rất nhiều chi tiết cần phải thể hiện trong một bản vẽ thiết kế đường ống (đường ống nóng/ lạnh, phụ kiện như bu lông ốc vít,..) và để tối ưu bản vẽ thì cần sử dụng các ký hiệu tiêu chuẩn, để khi lắp đặt người kỹ sư nào cũng có thể đọc được ý đồ của bản vẽ.
Tham khảo thêm các loại bu lông làm phụ kiện đường ống tại:
Vậy các ký hiệu trong bản vẽ đường ống được quy ước như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Sơ lược về bản vẽ đường ống
Có hai loại bản vẽ đường ống là bản vẽ thiết kế 2D và bản vẽ thiết kế 3D. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chỉ đi sâu tìm hiểu về các kỹ hiệu trong bản vẽ đường ống 2D.
Bản vẽ thiết kế 2D là bản vẽ thể hiện sơ bộ hệ thống đường ống, được xây dựng lên dựa trên bản vẽ thiết kế 3D vị trí thiết bị, cách bố trí các thiết bị mặt bằng thực tế của tòa nhà. Bản vẽ 2D có ý nghĩa như một sơ đồ để thực hiện bản vẽ thiết kế 3D chi tiết và tỉ mỉ hơn.
Bản vẽ đường ống 2D của một tòa nhà mặc dù thể hiện nhiều loại đường ống như: Đường ống nước sạch, đường ống nước thải, đường ống nước mưa, đường ống nước nóng, đường ống dẫn gas,..
nhưng hoàn toàn không có hiện tượng chồng chéo nhau bởi vì trên thực tế việc bố trí bản vẽ 2D thì các đường ống gần như sẽ được sắp đặt gần như song song với nhau.
Đường ống 2D có tác dụng thể hiện phương chiều đi của đường ống theo mặt bằng và theo tọa độ sao cho đường đi của ống không bị cản trở bởi thiết kế ngôi nhà, ví dụ như: Tường bao, trụ, trần, vách,..
Đường ống 2D với ý nghĩa thể hiện vị trí tương đối giữa ống và kết cấu ngôi nhà sao cho phù hợp, đồng thời thể hiện cao độ nghiêng ống bằng cách chú thích lên bản vẽ điểm đầu và điểm cuối cao bao nhiêu so với mốc 0 (quy ước lấy sàn nhà có độ cao bằng 0, thì từ sàn lên điểm đặt ống là bao nhiêu để thợ thi công có thể hiểu được).
Bản vẽ 2D cũng thể hiện các ký hiệu ống giao nhau như thế nào để trong thi công thực tế có thể dùng co nối hay các khớp nối như thế nào cho hợp lý và phù hợp với tiêu chuẩn cũng như nguyên tắc từng loại ống.
Bản vẽ kỹ thuật thể hiện mối hàn là một trong những bản vẽ quan trọng trong lĩnh vực cơ khí, để tìm hiểu thêm về ký hiệu mối hàn trong bản vẽ kỹ thuật, xem thêm tại:
Các ký hiệu trong bản vẽ đường ống
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5422:1991 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – ký hiệu đường kính ống, các ký hiệu quy ước và đơn giản của đường ống và các phần tử của đường ống trong sơ đồ và bản vẽ được thể hiện như sau:
1. Các ký hiệu chung
2. Ký hiệu các phần cấu thành đường ống
3. Ký hiệu phụ tùng đường ống và cơ cấu dẫn động
4. Ký hiệu mối nối đường ống
5. Ký hiệu chi tiết hợp bộ đường ống
6. Ký hiệu cơ cấu điều dẫn của đường ống
7. Ký hiệu gối đỡ đường ống
8. Ký hiệu phụ tùng đường ống để đảm bảo an toàn
Ứng dụng của bu lông trong lắp đặt hệ thống đường ống bằng thép
Bulong đai ốc là một phụ kiện không thể thiếu trong lắp đặt hệ thống đường ống công trình. Nhờ khả năng ghép nối nhanh chóng, đơn giản, chịu được tải trọng lớn cùng độ bền, độ ổn định lâu dài mà bu lông – ốc vít góp phần vào việc giúp cố định vững chắc đường ống.
Trong hệ thống đường ống, các loại bu lông được sử dụng nhiều nhất là bu lông neo, bu lông móng, bu lông chữ U có hình dạng chữ U uốn tròn hoặc uốn vuông nên có thể liên kết dễ dàng các môi ghép ở đường ống.
Ngoài ra, loại bu lông lục giác kết hợp với các loại đai treo ống cũng được ứng dụng rất tốt trong cố định hệ thống đường ống.